Hỏi Đáp | 香料 大亞新紀企業有限公司

 Liên hệ với tôi │ Sơ đồ website

Giới thiệu về Cà Phê

 

I. Quá trình hinh thành: thu hoạch, bóc vỏ, chế hạt, phơi nắng, tách hạt, rang.

1.      Thu hoạch  

 

2.      Bóc vỏ:

   Sau khi lột vỏ ta ngâm khoảng 1 ngày (để có tác dụng lên men, thời gian tính dựa vào thời tiết ) để hạt hư nổi lên trên mặt nước và loại bỏ, sau đó rửa sạch để loại bỏ nhựa vỏ.

3.      Chế hạt :

   Cà phê sau khi thu hoạch phải trải qua các trình tự như sau: rửa sạch, để khô, bóc vỏ, lên men, tách vỏ, sàng lọc, làm sáng,v.v… mới trở thành cà phê như chúng ta thường gọi cà phê. Phương pháp làm cà phê hiện nay còn dựa vào các nhân tố khác nhau như khí hậu và công nghệ của các nước, nhưng chúng ta có thể tạm thời chia thành hai cách như sau:  

       * Phương pháp khô: (còn được gọi là phương pháp thiên nhiên, phơi khô dưới nắng, truyền thống, sấy khô,v.v..)

Cách thực hiện: Hạt cà phê sau khi thu hoạch xong trực tiếp xử lý khô, thông thường hạt cà phê sau khi thu hoạch xong đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, nếu trong điều kiện thời tiết tốt thì trong vòng một tuần, điều kiện thời tiết không tốt có thể phơi đến 2, 3 tuần, cũng có một số nơi họ sử dụng máy sấy khô. Hạt cà phê sau khi sấy khô màu sẽ sậm lại, vỏ cà phê lúc này khô lại rất dễ bóc vỏ, sau đó ta sử dụng cối xay để tách vỏ và hạt.

* Phương pháp ướt:  (còn được gọi là phương pháp rửa qua nước.)
     Ở các nước có điều kiện thời tiết xấu, thường mưa, để xử lý số lượng lớn hạt cà phê sau khi thu hoạch, nâng cao hiệu quả chế hạt và ổn định chất lượng. Vào khoảng thế kỷ 18, những phương pháp nghiên cứu để chế hạt, phải kiểm soát được mỗi quá trình xử lý hạt cần phải có một hệ thống thiết bị, do đó không gian chế hạt bằng phương pháp ướt thông thường phải có quy mô. Điểm khác nhau rất lớn của hai phương pháp này là ở chỗ đối với phương pháp ướt chúng ta cần dùng máy móc loại bỏ vỏ của hạt cà phê tươi trước, rồi dùng nước rửa và loại bỏ tạp chất

4.      Phơi nắng:

Sau khi cà phê sống được rửa sạch đem phơi dưới nắng mặt trời, để giảm bớt thành phần nước, trong quá trình phơi cần phải xới lên để hạt cà phê được khô đều. Hạt cà phê còn vỏ sau khi phơi nắng, để vào túi thoáng khí, nếu đặt trong môi trường khô thoáng sẽ bảo quản được hơn 3 năm.


 

5.      Tách hạt:

Hạt cà phê trước khi rang cần tách vỏ, sau đó loại bỏ hạt hư (hạt hư, hạt lép,v.v..)

6.      Rang:

Độ rang cà phê thông thường chia thành: Rang nhẹ, rang vừa và rang đậm

 

II. Các giống cây cà phê

1.      Arabica: có lịch sử lâu đời, chất lượng rất tốt, chiếm khoảng 70%-80% trên thị trường.

2.  Robusta: Chủ yếu trồng ở vùng nhiệt đới Châu Phi, đầu thế kỷ thứ 19 bắt đầu trồng ở Indonesia, giống cây này có khả năng chống sâu bệnh cao, chất lượng hương vị của giống cây này thấp hơn giống cây Arabica

3. Liberia: Nguồn gốc sản xuất ở bờ biển phía tây Châu Phi, sau đó trồng ở Java, khả năng kháng sâu bệnh thấp, chất lượng sản phẩm kém, sản lượng thấp nhất.

 

III.  Các loại cà phê trên thị trường

1.      Cà phê châu Trung Nam Mỹ

Đây là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất toàn cầu, sử dụng kỹ thuật rửa qua nước là chủ yếu và sản xuất nhiều loại cà phê cao cấp, chất lượng hạt cà phê rất ổn định.

2.      Cà phê Brazil(Daterra)

  Cà phê này mang công thức cà phê Espresso đậm đặc đã đạt huy chương vàng cuộc thi cà phê thế giới năm 2005 và 2006. Đặc điểm đặc trưng nhất của cà phê này là thơm hương caramel, vị chua dịu, mang chút hương hạt vỏ cứng và vị ngọt rất tốt, thích hợp sử dụng cho công thức cà phê Espresso đậm đặc. 

3.      Cà phê Châu Phi:

Cà phê Châu Phi có mùi thơm kết hợp của hương hoa và hương trái cây lan tỏa mùi hương rất rõ rệt trong không khí, cho nên khi sản phẩm này được tung ra thị trường khiến người tiêu dùng rất vui mừng. Cà phê được xử lý theo phương pháp phơi nắng cho chất lượng tuyệt vời mang theo mùi rất nồng của hương trái cây và mùi rượu nhẹ, giống như một trong những khu vực sản xuất Ethiopia, Yirgacheffe mà độ cao mực nước biển rất cao,  mang nhiều hương trái cây rất được người tiêu dùng yêu thích.

4.      Yirgacheffe (Sahara)

Sahara là một trong những cây cà phê ở khu vực có độ cao mực nước biển cao nhất, mùi hương trái cây rất nồng, mùi thơm của Citrus và Berry, ……, hương thơm có đa dạng, hậu vị thoảng hương sô cô la.  

5.      Cà phê trồng ở đảo

Loại cà phê này được sản xuất theo tiêu chuẩn cà phê cao cấp. Sản lượng khan hiếm, mùi hương nhẹ dịu, ôn hoà , hoặc mang hương bơ và vị ngọt.

6.      Hawaii (Kona)

Loại cà phê này được liệt vào danh sách hàng đầu cùng với cà phê Jamaica Blue Mountain. Mỗi năm vào tháng 1 đến tháng 5 là mùa ra hoa của cây cà phê Kona, Cà phê Kona có hoa màu trắng mang mùi thơm của hoa lài. Vị cà phê rất tốt, mùi thơm phong phú, đây là một loại cà phê tương đối tốt

 

Sự phân loại của hương liệu ?

 

1. All Natural Flavours( Hương liệu tự nhiên) : Nguồn gốc từ vật chất thiên nhiên, nhưng không được ổn định lắm.

        Ví dụ: tiêu, gừng, tiểu hồi hương,... 

2. Natural Identical Flavours (Hương liệu tương đồng tự nhiên):Trong tự nhiên, các hợp chất được phân ly từ quá trình hoá học, những hợp chất này và vật chất thiên nhiên đều giống nhau về cấu tạo và sản phẩm cũng ổn định hơn. 

3. Artificial Flavours (Hương liệu nhân tạo):Là thành phần thơm được con người tổng hợp tạo thành.
 
         Ví dụ: Hương vị của Cola không phải được chiết xuất từ vật chất thiên nhiên, mà là do con người tổng hợp tạo thành và  định ra hương vị này nên gọi là hương liệu nhân tạo.
         Hiên nay chỉ có 90 mấy loại có thể sử dụng

 

Chức năng của hương liệu là gì?

 
 
1.   Tăng hương và vị vốn có của thực phẩm, kích thích khả năng ăn ngon
2.    Làm giảm hoặc mất mùi vị khó ngửi vốn có của sản phẩm, tăng sự thu hút cho sản phẩm
3.    Làm thay đổi hương vị vốn có của sản phẩm, làm cho thực phẩm càng thêm phong phú.
4.    Khả năng kháng khuẩn:Nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện rất nhiều loại hương liệu có khả năng kháng khuẩn, như chất Curcumin trong Gừng có hiệu quả cao trong việc ức chế hiệu ứng viêm,
5.    Khả năng chống oxy hóa: Như Tiêu đen, ớt.


    Điện thoại 886-2-8786-2586 | E-mail: service@asia-mass.com  |  Designed By:XOXO